Giai đoạn 1986 đến nay Lịch_sử_báo_chí_Việt_Nam

Xem thêm thông tin: Báo điện tử Việt Nam
Xem thêm thông tin: Danh sách báo chí Việt Nam

Mặc dầu thời kỳ Đổi mới đã thay đổi một số cơ cấu trong truyền thông báo chí tại Việt Nam, chính phủ vẫn giữ vai trò chủ đạo để định hướng cho báo chí. Theo đó thì ở Việt Nam không có báo chí do tư nhân sở hữu. Trong số 706 tờ báo gồm 178 báo và 528 tạp chí thì tất cả đều là cơ quan của nhà nước.[3] Theo Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, qua thống kê nhà nước, vào năm 2016 có hơn 18 ngàn nhà báo được cấp thẻ. Tuy nhiên, tất cả họ đều bị khống chế bởi đường lối và chính sách.[4]

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, tính đến ngày 25/12/2014, cả nước Việt Nam có 838 cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm báo chí (trong đó các cơ quan Trung ương có 86 báo in và 507 tạp chí; địa phương có 113 báo in và 132 tạp chí); 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương; trong đó có 02 đài quốc gia, 01 đài truyền hình kỹ thuật số, 64 đài phát thanh, truyền hình địa phương; 90 báo và tạp chí điện tử, 215 trang tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí.[5]

Ngày 20 tháng 6 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết vào thời điểm này có hơn 36.000 người đang làm việc trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam với gần 850 cơ quan báo chí, hơn 18.000 nhà báo được cấp thẻ và hơn 22.000 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.[6]